Quá tải chạy thận ở TPHCM: Bác sĩ bất lực, xót xa từ chối bệnh nhân

Quá tải chạy thận ở TPHCM: Bác sĩ bất lực, đau xót từ chối bệnh nhân

Vấn đề quá tải chạy thận ở TPHCM

Mỗi ngày, có 5-6 bệnh nhân liên hệ để xin được vào chạy thận định kỳ, rất đáng thương nhưng chúng tôi bất lực, phải từ chối – một bác sĩ bệnh viện ở TPHCM chia sẻ cảm xúc xót xa trước tình trạng quá tải chạy thận.

Mới đây, tại hội nghị hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh Thận, các chuyên gia đã đưa ra thống kê lo ngại: gần 800.000 người Việt phải chạy thận nhân tạo. Mỗi ngày, có 200 bệnh nhân mới bước vào chu kỳ chạy thận, làm căng thẳng thêm tình hình điều trị.

Tình trạng quá tải chạy thận ở TPHCM

TPHCM là trung tâm chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam, nhưng gần đây các cơ sở y tế của địa phương cũng gặp tình trạng quá tải bệnh nhân chạy thận.

Không tìm được bệnh viện công chạy thận cho con

23/2, là ngày mà bé T.K., con chị Nhung (42 tuổi, quê Đồng Nai) kết thúc 4 năm chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), vì đã 16 tuổi. Ngay khi bác sĩ thông báo con phải chuyển viện theo quy định, chị Nhung đã liên hệ các cơ sở chạy thận người lớn xung quanh. Nhưng hầu hết các bệnh viện công lập đều quá tải, trong khi chi phí chạy thận tại bệnh viện tư ở TPHCM là quá lớn so với hoàn cảnh kinh tế gia đình chị.

Lúc này, chị Nhung đưa con về quê điều trị. Tuy nhiên, các bệnh viện tỉnh và 3 cơ sở y tế tuyến huyện khác đều bất lực trong việc tiếp nhận con chị chạy thận nhân tạo định kỳ, với lý do đã không còn máy, chỉ có thể chạy thận cấp cứu. Đường cùng, chị đành đưa con vào một bệnh viện tư gần nhà.

Xem thêm:  Ăn bánh mì "lót dạ" trước buổi tập, cô gái trẻ ngất xỉu sau 15 phút chạy bộ

“Con tôi phải chạy thận 3 lần/tuần. Bác sĩ báo công chạy thận mỗi lần là 50,000 đồng, còn các chi phí thuốc, dây truyền, vật tư… người nhà phải tự mua hết. Tôi hỏi các phụ huynh xung quanh thì được biết số tiền chạy thận mỗi tháng cho các con rơi vào khoảng 4 triệu đồng, đắt gấp 3 lần ở Bệnh viện Nhi đồng 2, có bảo hiểm y tế chi trả,” chị Nhung chia sẻ.

“Bác sĩ bất lực, đau xót từ chối bệnh nhân”

Bác sĩ Hoàng Ngọc Quý, Trưởng đơn vị Thận Nhân tạo, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, hai mẹ con chị Nhung chỉ là một trong nhiều trường hợp gặp khó khăn để tìm kiếm cơ sở điều trị mới, khi bệnh nhân không còn trong độ tuổi trẻ em, vài tháng qua.

Bác sĩ Quý chia sẻ, thời điểm tháng 12/2022, 13 máy chạy thận nhân tạo của khoa phải hoạt động gấp đôi công suất bình thường, để níu giữ sự sống cho hàng chục bệnh nhân chạy thận liên tục 3 lần/tuần. Thời gian gần đây, một số trẻ đã đủ 16 tuổi, phải chuyển đi theo quy định, nên lượng bệnh nhân cần chạy thận hiện còn 20 trường hợp/ngày. Dù vậy, đây vẫn là con số lớn so với quy mô của khoa.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến quá tải

Lý giải về nguyên nhân các bệnh viện quá tải chạy thận, bác sĩ Từ Kim Thanh, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) cho biết, hiện nay vấn đề tầm soát đã phát triển, nên số người mắc bệnh được phát hiện nhiều hơn. Kế đến, các kỹ thuật điều trị suy thận mạn cũng có những tiến bộ, giảm chi phí điều trị so với trước đây, nên ngày càng nhiều bệnh nhân tiếp cận được việc điều trị.

Thứ ba, tuy lượng bệnh nhân gia tăng nhưng việc xây dựng cơ sở vật chất chạy thận lại gặp rất nhiều khó khăn, chi phí mua sắm máy cao, đồng thời phải đáp ứng các quy định chặt chẽ về đấu thầu. Nhiều cơ sở y tế một số thời điểm lâm vào cảnh thiếu vật tư, hay phải sục rửa hệ thống màng lọc RO, dẫn đến việc chạy thận bị trì trệ.

Xem thêm:  BV Ung bướu TPHCM chỉ đạo gì sau vụ bác sĩ bị tố gạ con bệnh nhân "vui vẻ"?

Đáng lưu ý, giá mà bảo hiểm chi trả cho việc chạy thận vẫn chưa được tính đúng, tính đủ, khiến các bệnh viện lỗ lực.

“Một lần bệnh nhân chạy thận sẽ được bảo hiểm chi trả hơn 500,000 đồng. Chúng tôi buộc phải thu thêm 160,000 đồng để bù chi phí máy móc, dây truyền, vận hành… nhưng vẫn còn thiếu. Trong khi đó, nhiều bệnh viện tư nhân thu 1,5 – 2 triệu đồng/lần, bệnh nhân nếu gặp khó khăn sẽ không chi trả nổi,” bác sĩ Thanh nói.

Bác sĩ bất lực, xót xa từ chối bệnh nhân

Vừa xong ca chạy thận buổi s.á.ng, nữ bệnh nhân tên T. (40 tuổi, ngụ quận 12) kể rằng, một ngày của năm 2021, chị thấy khó thở và hai bên bụng hơi khó chịu. Tại một bệnh viện tuyến quận, các bác sĩ dù xác định chị bị suy thận mạn lại không thể tiếp nhận, vì không có máy móc điều trị.

Cuối cùng, chị phải tìm đến một bệnh viện tuyến trên chạy thận cấp cứu, giá hơn 1 triệu đồng/lần. Chỉ một tháng, chị xin về Bệnh viện Thống Nhất điều trị từ tháng 11/2021, vì không thể kham nổi tiền.

“Giờ tôi chỉ còn biết chạy thận bằng tiền của cha mẹ già. Tôi vẫn cố giữ tinh thần điều trị, nếu được hỗ trợ thêm từ xã hội, chính sách của nhà nước giảm chi phí thì người bệnh như chúng tôi sẽ tốt hơn. Tôi cũng có nghĩ đến việc vay mượn để ghép thận điều trị dứt điểm, nhưng hiện chưa có người cho phù hợp,” chị T. trải lòng.

TS.BS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội Thận – Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất thừa nhận, khoa của ông đang trong tình trạng quá tải. Nhiều ngày trong tuần, bệnh nhân phải nằm dọc hành lang chờ chạy thận. Chỉ có 45 máy điều trị lại phải lọc máu cho khoảng 150 ca/ngày, ngoài các bệnh nhân cấp cứu, khoa không thể tiếp nhận thêm các trường hợp chạy thận khác.

“Mỗi ngày, có 5-6 bệnh nhân liên hệ để xin được vào chạy thận định kỳ, rất đáng thương nhưng chúng tôi bất lực, phải từ chối. Mỗi ca bệnh, chúng tôi phải xem xét rất cẩn thận, xem có cần cấp cứu hay không mới cho chuyển đi,” TS.BS Bách chia sẻ.

Xem thêm:  Cầu 80 tỷ đồng 6 năm chưa xong, dân "liều mình" đi cầu phao cũ nát

Theo lãnh đạo khoa Nội Thận – Lọc máu của Bệnh viện Thống Nhất, bệnh nhân chạy thận hầu hết phải can thiệp suốt đời, nên ca mắc mới luôn nhiều hơn số bệnh nhân dừng điều trị.

Đặc thù phải tiếp nhận những trường hợp nặng và hoàn cảnh khó khăn, nên song song với áp lực điều trị, bệnh viện công còn gặp khó khăn về kinh tế. Do đó, ngoài việc chờ đợi chính sách bảo hiểm xã hội có sự điều chỉnh phù hợp về cơ cấu giá, TS.BS Bách cho rằng rất cần thiết để xây dựng mô hình “chiếc máy bay” cho các bệnh viện có đơn vị chạy thận.

Cụ thể, nếu ví von các bệnh nhân là hành khách trên máy bay, bệnh viện có thể phục vụ song hành giữa khách “hạng phổ thông” và “hạng thương gia”, đi kèm chất lượng dịch vụ tương ứng. Doanh thu từ làm dịch vụ cho khách “thương gia” sẽ được dùng để giữ cân bằng, hỗ trợ khu vực điều trị thông thường. Đồng thời, bệnh viện có thể luân chuyển linh hoạt bệnh nhân giữa 2 khu vực, tùy vào tình hình kinh tế của họ.

Về giải pháp lâu dài, bác sĩ Bách cho rằng, cần phải xây dựng và phát triển mạnh việc điều trị ở tuyến cơ sở. Nếu có đủ máy móc, nhân viên y tế được đào tạo bài bản, kể cả ở trạm y tế phường cũng chạy thận định kỳ được. Khi bệnh nhân điều trị dễ dàng tại địa phương sinh sống, tuyến trên sẽ được giảm tải.

“Hệ thống y tế cơ sở đã phát triển hơn trước, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ gia tăng bệnh. Kể cả một số bệnh viện tuyến quận trung tâm ở TPHCM vẫn chưa có chỗ chạy thận, trong khi dân số rất đông,” TS.BS Bách nêu thực trạng.

Ngoài ra, vị bác sĩ cũng đề nghị, ngành y tế cần chú trọng hơn nữa việc chẩn đoán, dự phòng và quản lý tốt các bệnh lý liên quan đến thận, để ngăn ngừa, điều trị kịp thời, làm chậm quá trình bệnh nhân chuyển sang suy thận mạn giai đoạn cuối.