Cần tầng lớp tinh hoa định hình hệ giá trị con người

Cần tầng lớp tinh hoa định hình hệ giá trị con người

Tầng lớp tinh hoa góp phần vào hệ giá trị con người

Theo PGS Lương Đình Hải, xã hội đang cần tầng lớp tinh hoa đảm đương trách nhiệm định hình, củng cố vai trò của hệ giá trị con người. Ban Tuyên giáo Trung ương vừa phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Hệ giá trị con người góp phần vào phát triển xã hội

Trong tham luận gửi đến hội thảo, PGS Lương Đình Hải (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng nếu tầng lớp elite xã hội (giới tinh hoa) không đảm đương được trách nhiệm định hình, xác lập, củng cố các hệ giá trị thì xã hội sẽ rối ren hơn, hệ lụy nặng nề kéo dài hơn. Hệ giá trị con người được hình thành bởi quá trình lịch sử lâu dài, có sàng lọc, bổ sung, tiếp biến và phát triển, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hệ giá trị biến đổi thường xuyên, nhưng có độ trễ so với các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Nó cũng trở thành thước đo suy nghĩ, chuẩn mực hành vi của mỗi con người trong xã hội.

Xem thêm:  Năm địa phương chậm bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc Nam

“Hệ giá trị con người sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, gắn với q.u.a.n h.ệ xã hội, trong đó có lợi ích và môi trường sống. Vì vậy, mỗi giai tầng, lĩnh vực, vùng miền, khu vực, quốc gia sẽ có hệ giá trị khác nhau”, PGS Hải nói.

PGS Lương Đình Hải


Hình ảnh: PGS Lương Đình Hải

Theo PGS Hải, hệ giá trị con người Việt Nam là lòng yêu nước, đoàn kết, tự cường; trách nhiệm, kỷ cương; nhân ái, khoan dung; anh hùng, dũng cảm; hiếu học, cần cù; trọng đạo lý… Nếu hệ giá trị con người lệch chuẩn, rối loạn thì xã hội mất phương hướng, suy giảm niềm tin, bất ổn, rối ren. “Sự xung đột giữa các giá trị cũ với giá trị mới đang khiến xã hội mất định hướng, hành vi của con người được đánh giá theo chuẩn mực khác nhau. Những bậc thang đúng sai, tốt xấu, lợi hại… có thể bị đảo lộn. Điều này dẫn đến xung đột niềm tin, làm rối loạn xã hội”, PGS Hải nói.

Ông cho rằng “xã hội Việt Nam đang khủng hoảng hệ giá trị con người ở các mức độ khác nhau”, mà minh chứng rõ nhất là một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái. Do đó, xác định các hệ giá trị văn hóa, con người là cần kíp trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Xác lập các hệ giá trị sẽ củng cố sự ổn định xã hội, giúp con người bản lĩnh hơn trước biến động, khủng hoảng của đời sống.

Xem thêm:  Giống bưởi khổng lồ được bán với giá triệu đồng mỗi quả

Chung ý kiến, GS Hồ Sĩ Quý (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nói, chuẩn mực xã hội tốt đẹp sẽ trở thành quỹ đạo của hành vi con người. Xã hội đang tồn tại nghịch lý về những lề thói ứng xử xấu, đáng lên án, sau nhiều năm xuất hiện, gần như trở thành chuẩn mực xã hội, đến mức nếu ai đó không tuân thủ thì cảm thấy lạc lõng.

GS Hồ Sĩ Quý


Hình ảnh: GS Hồ Sĩ Quý

Theo GS Quý, một trong những nguyên nhân của nghịch lý trên là vấn đề lợi ích. Có người sống bản lĩnh, dũng cảm, lương thiện, nhưng cũng có người vì mưu cầu lợi ích cá nhân mà chấp nhận những hành vi bản thân không muốn làm. Nếu các lệch chuẩn tồn tại quá lâu, không được ngăn chặn kịp thời thì “có thể đến lúc nó sẽ được coi là đúng, tốt, đẹp”.

“Xây dựng chuẩn mực con người Việt Nam là tìm kiếm giá trị tin cậy để khơi dậy ý chí phát triển, định hướng để từng con người và toàn xã hội phát triển lành mạnh”, GS Hồ Sĩ Quý khẳng định.

Chỉ ra thói hư tật xấu để đấu tranh

GS Đinh Xuân Dũng (nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương) nêu quan điểm, giá trị con người Việt Nam thời hiện đại cần được định hình trên cơ sở kết hợp giữa truyền thống và thời đại. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần xác định các giá trị truyền thống là gì.

Xem thêm:  Kỳ họp không thường kỳ thứ hai của Quốc hội khóa XV dự kiến diễn ra từ ngày 5-1-2023

“Để xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp, cần thẳng thắn chỉ ra các thói hư tật xấu”, ông Dũng nói, cho biết đầu thế kỷ XX, một số trí thức đã phân tích nhiều về vấn đề này. Tuy nhiên, sau đó, xã hội chỉ nhấn mạnh mặt tốt đẹp của người Việt, đôi khi tuyệt đối hóa hoặc né tránh chỉ ra thói hư, tật xấu đã hình thành từ thời phong kiến.

GS Đinh Xuân Dũng


Hình ảnh: GS Đinh Xuân Dũng

Sau khi đất nước đổi mới, cách nhìn một chiều dần thay đổi, tính cách người Việt với hai mặt được nêu ra. GS Dũng cho rằng đây là hướng đi cần thiết, tỉnh táo, khoa học để người Việt tự vượt lên chính mình, kiên quyết đấu tranh với cái xấu, thói hư. “Chỉ làm tốt vấn đề này mới có cơ sở hình thành giá trị mới trong nhân cách người Việt Nam hiện đại”, GS Đinh Xuân Dũng nói.

Viết Tuân – Sơn Hà

Source link

Tin Hành Lang