Cẩm nang dinh dưỡng: Những điều cần biết khi cho trẻ ăn vải để tốt cho sức khỏe

Cần biết 4 điều này khi cho trẻ ăn vải để tốt cho sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng của trái vải

Theo cuốn sách Nam dược thần diệu của Tuệ Tĩnh, trái vải được gọi là “lệ chi”. Với vị ngọt, tính hàn, không độc, hòa khí và có tác dụng thông tinh thần, trái vải còn có khả năng trị nặng đầu và đậu sợi.

Về mặt dinh dưỡng, 100g cùi vải chứa khoảng 15g đường và 36mg vitamin C (tương đương lượng vitamin C trong quả cam). Ngoài ra, vải còn chứa các vitamin như B1, B2, B6, niacin, folate và các chất khoáng quan trọng như magie (10mg), kali (171mg), đồng (148mg), selen (0,6mg).

Vải là loại trái cây phổ biến vào mùa hè tại nước ta (Ảnh: Đỗ Quân).

Nhờ những chất dinh dưỡng này, việc cho trẻ ăn vải có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, bổ sung chất chống oxy hóa, ngăn ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể.

Theo TS Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, vải chứa nhiều vitamin C, là chất chống oxy hóa mạnh mẽ để chống lại tác hại của các gốc tự do và tối ưu hóa sức khỏe của hệ miễn dịch. Các lợi ích tiềm năng của vải bao gồm tăng cường chức năng miễn dịch, giảm viêm, tăng chức năng n.ã.o, chống virus và chống ung thư trong một số nghiên cứu.

Xem thêm:  90% bệnh nhân ung thư đường ruột có những dấu hiệu này: Đừng bỏ qua!

Theo Y học cổ truyền phương Đông, trái vải có tính ôn, vị ngọt, chua và quy các kinh tỳ và can. Vải có tác dụng bổ huyết, sinh tân và chỉ khát. Hạt vải (lệ chi hạch) có vị hơi đắng, ngọt, chát, tính ôn, quy các kinh can, thận và có tác dụng ôn trung lý khí, tán kết và chỉ thống. Hạt vải thường được kê đơn trong các bài thuốc chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

Trẻ ăn nhiều vải có tốt cho sức khỏe không?

Vì tính ôn ấm của vải, các chuyên gia khuyên chúng ta nên tiêu thụ vải ở mức vừa phải (khoảng 200g mỗi ngày) để giảm nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều vải chưa chín khi đang đói có thể gây hạ đường huyết và dẫn đến tổn thương n.ã.o ở trẻ em. Điều này có thể do chất Hypoglycin A và methylene cyclopropyl acetic (MCPA).

Hiện chưa có nghiên cứu công bố về hàm lượng Hypoglycin A và MCPG trong quả vải ở Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chúng ta nên khuyến khích trẻ em ăn vải vừa phải (khoảng 100g mỗi ngày) và không nên ăn khi đói. Đồng thời, tránh ăn quả vải xanh và chưa chín hẳn.

Để tốt cho sức khỏe, cha mẹ cần lưu ý 4 điều sau khi cho trẻ ăn vải:

1. Không cho trẻ ăn vải khi đói

Nên cho trẻ hấp thu dưỡng chất từ vải sau khi ăn cơm no. Vì khi đói, chất MCPG trong vải dễ khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng bị đình trệ và còn khiến trẻ đau đầu và buồn ngủ.

Xem thêm:  Dấu hiệu chỉ ra đồ hộp có thể nhiễm chất độc botulinum

2. Tránh xa vải chưa chín

Khi phần thịt bên ngoài quả vải có màu hồng hoặc đỏ hồng thì nghĩa là quả vải đã chín. Ngược lại, nếu thấy vải chưa chín, bố mẹ tuyệt đối không cho con ăn.

3. Không cho trẻ ăn quá nhiều vải trong một lần

Để tốt cho sức khỏe, mỗi lần ăn vải, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 3-4 quả.

4. Tách sẵn vải cho trẻ

Trong trường hợp trẻ vô tình nuốt phải hạt, mặc dù hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra. Vì vậy, đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên tách sẵn thịt vải và loại bỏ hạt để tránh nguy cơ nghẹn khi ăn. Sau đó, từ từ hướng dẫn trẻ cách tự ăn.

Vải giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe trẻ em.

Nguồn: https://dantri.com.vn/suc-khoe/can-biet-4-dieu-nay-khi-cho-tre-an-vai-de-tot-cho-suc-khoe-20230615172224904.htm